Không đề cập đến kế hoạch sáp nhập với Habubank, song khi trả lời PV, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB, đưa ra một số khẳng định ở hướng sáp nhập nói chung mà ngân hàng này đang triển khai.
Ông Hiển cho biết, hiện SHB đang tìm hiểu một số đối tác để có thể thực hiện sáp nhập, theo chủ trương tái cơ cấu hệ thống của Ngân hàng Nhà nước. Thực tế thông tin tìm kiếm các đối tác theo định hướng trên cũng đã “tạo tâm lý” trong hệ thống thời gian qua.
Nhưng ông Hiển khẳng định rằng: “Khi tiến hành sáp nhập hay hợp nhất thì đều phải đảm bảo quyền lợi của người lao động cả hai bên. Lãnh đạo SHB đã có thông tin tới các đơn vị kinh doanh là không có xáo trộn gì, quyền lợi của họ không bị ảnh hưởng gì. Vì sao, vì các bạn là các đơn vị kinh doanh, đang nhận các chỉ tiêu kinh doanh, nếu đạt được kế hoạch thì được hưởng và được đảm bảo thu nhập theo đúng chỉ tiêu kế hoạch mà các bạn đã nhận”.
Ngoài ra, Chủ tịch SHB cũng giải thích thêm rằng, trong một hệ thống việc có đơn vị kinh doanh lãi, có đơn vị lỗ là bình thường. Theo đó, thu nhập sẽ cụ thể theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tại mỗi đơn vị.
Còn theo một nguồn tin từ Habubank khi trao đổi với PV, quyết định lên kế hoạch sáp nhập là đã được Hội đồng Quản trị Habubank cân nhắc một cách cẩn trọng, trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay.
Việc sáp nhập Habubank vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của Habubank với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan.
“Trong đề án đã được các bên thông qua và Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, cán bộ nhân viên của ngân hàng sau sáp nhập sẽ là tổng số cán bộ nhân viên của hai ngân hàng hiện nay và được đảm bảo các quyền lợi chung giống nhau”, nguồn tin này cho biết.
Tin tức:
Hết nợ xấu - Habubank còn quyền lơi khác khi sáp nhập
Mô hình "hai trong một"?
Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012
Dẹp nợ xấu - Habubank bảo vệ quyền lợi nhân viên
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012
Xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều khó khăn.
Dù Chính phủ đứng ra mua lại hay để các công ty mua bán nợ vào cuộc, việc xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Phạm Hồng Hải, Phó tổng giám đốc HSBC Việt Nam, giải pháp mua bán nợ xấu hiện nay khó thực hiện.
- Quan điểm của ông về ý kiến cho rằng Chính phủ nên đứng ra mua lại những khoản nợ xấu đó, lành mạnh hóa nó rồi sau đó bán lại?
- Sẽ khó thực hiện bởi nếu Chính phủ mua nợ xấu của một ngân hàng A với giá thấp sẽ gây ảnh hưởng lên định giá nợ xấu của ngân hàng khác. Trong khi đó, chưa chắc các ngân hàng đã mặn mà với giải pháp này. Ví dụ điển hình là thời điểm khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 - 2009, Chính phủ Mỹ có đưa giải pháp mua nợ của các ngân hàng, nhưng không hiệu quả, bởi mấy lý do sau. Thứ nhất, không ai dám bán, vì bán sẽ lộ ra là mình có nợ xấu. Thứ hai, chắc chắn Chính phủ muốn mua nợ xấu với giá có lợi cho đất nước; nhưng nếu giá quá thấp thì các ngân hàng không đồng ý, do sẽ phải chịu một khoản lỗ rất lớn cho khoản nợ đó. Do đó, Chính phủ Mỹ cuối cùng đã phải đưa ra giải pháp Ngân hàng Trung ương bỏ tiền mua lại cổ phần của các ngân hàng để vực lại niềm tin.
Bên cạnh đó, với giải pháp mua nợ xấu, Chính phủ cần phải bỏ ra một lượng vốn khá lớn. Tính bình quân, các chính phủ thường tiêu tốn khoảng 13% giá trị GDP khi tái cơ cấu hệ thống tài chính. Con số này trên thực tế có khả năng lớn hơn đối với một số nước, ví dụ Chính phủ Indonesia tiêu tốn 50% giá trị GDP hay hơn 30% tại Thái Lan hoặc nhỏ hơn như Malaysia, khoảng 5%.
- Cũng có ý kiến cho rằng, nên học hỏi kinh nghiệm mua bán nợ xấu của Trung Quốc, vì nước này có vẻ thực hiện thành công?
- Thực ra, chưa ai biết vấn đề nợ xấu của Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào. Vì Trung Quốc hiện nay vẫn tồn tại nợ xấu của các chính quyền địa phương, do bản thân các chính quyền địa phương vay rất nhiều, dùng khoản tiền đó để đầu tư vào các dự án trung - dài hạn, mà khoản vay lại là ngắn hạn. Đến lúc chính quyền địa phương không trả được nợ, thì tình hình nợ xấu của các ngân hàng tại Trung Quốc cũng sẽ khó kiểm soát.
- Như vậy, việc AMC mua lại nợ xấu ở Việt Nam sẽ rất khó thực hiện?
- Việc thực hiện thành công đòi hỏi các điều kiện nêu ở trên. Khi các điều kiện chưa thỏa mãn, các ngân hàng có thể chọn cách bán trực tiếp cho một người, chứ không rao bán trên thị trường.
Điều mà chúng ta kỳ vọng là sau khi hợp nhất, sáp nhập, người ta sẽ phải lành mạnh hóa sổ sách, giải quyết tất cả những gì còn tồn đọng. Tôi cho rằng, việc lập ra một tổ chức để mua lại nợ xấu là một sự lựa chọn, nhưng ở Việt Nam, nhiều khả năng là khó làm trong thời điểm hiện nay.
- Vậy ông đánh giá thế nào về các giải pháp hiện nay của NHNN trong việc xử lý các ngân hàng yếu kém?
- Về chính sách, việc NHNN áp trần tăng trưởng tín dụng là điều rất tốt trong việc lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Thay vì tăng trưởng tín dụng trước đây ở mức cao, giờ chỉ còn 17% hoặc thấp hơn. Do đó, các ngân hàng phải lựa khách hàng tốt nhất để cho vay, không phải tăng về lượng, mà phải tăng về chất. Bản thân việc này sẽ giúp nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng.
Bên cạnh đó, cần xem xét lại các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Theo Quyết định 493, các ngân hàng được quyền chọn việc xác định nợ xấu trên cơ sở định tính hoặc định lượng. Chính vì vậy, đến nay, rất ít ngân hàng lựa chọn phân loại nợ theo phương pháp định tính mà đa phần chọn phương pháp định lượng.
Tất nhiên, khi nâng chuẩn, những ngân hàng không đạt chuẩn sẽ phải sáp nhập. NHNN đã có hướng mở cho việc sáp nhập, hợp nhất. Đó cũng là một sự lựa chọn. Nếu bản thân ngân hàng chưa đủ sức, thì nên kết hợp với một ngân hàng mạnh hơn để tồn tại, chứ cứ cố chống chọi thì chưa chắc đã giữ lại được giá trị của bản thân trên thị trường.
Tuy nhiên, theo tôi, nên “mở” hơn cho các thành phần kinh tế tư nhân và ngân hàng nước ngoài tham gia, chỉ có như vậy mới đẩy nhanh được tiến trình này. Ví dụ, ở nước ngoài, khi các ngân hàng nước ngoài tham gia mua lại một ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu…, các ngân hàng nước ngoài được mua tới 90%, thậm chí 100% cổ phần của ngân hàng yếu kém đó. Ở Việt Nam, theo quy định, sở hữu tối đa của một định chế tài chính nước ngoài tại các ngân hàng trong nước chỉ là 20%, rất khó để họ tham gia thay đổi và nâng cấp tổ chức tín dụng yếu kém.
- Quan điểm của ông về ý kiến cho rằng Chính phủ nên đứng ra mua lại những khoản nợ xấu đó, lành mạnh hóa nó rồi sau đó bán lại?
- Sẽ khó thực hiện bởi nếu Chính phủ mua nợ xấu của một ngân hàng A với giá thấp sẽ gây ảnh hưởng lên định giá nợ xấu của ngân hàng khác. Trong khi đó, chưa chắc các ngân hàng đã mặn mà với giải pháp này. Ví dụ điển hình là thời điểm khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 - 2009, Chính phủ Mỹ có đưa giải pháp mua nợ của các ngân hàng, nhưng không hiệu quả, bởi mấy lý do sau. Thứ nhất, không ai dám bán, vì bán sẽ lộ ra là mình có nợ xấu. Thứ hai, chắc chắn Chính phủ muốn mua nợ xấu với giá có lợi cho đất nước; nhưng nếu giá quá thấp thì các ngân hàng không đồng ý, do sẽ phải chịu một khoản lỗ rất lớn cho khoản nợ đó. Do đó, Chính phủ Mỹ cuối cùng đã phải đưa ra giải pháp Ngân hàng Trung ương bỏ tiền mua lại cổ phần của các ngân hàng để vực lại niềm tin.
Bên cạnh đó, với giải pháp mua nợ xấu, Chính phủ cần phải bỏ ra một lượng vốn khá lớn. Tính bình quân, các chính phủ thường tiêu tốn khoảng 13% giá trị GDP khi tái cơ cấu hệ thống tài chính. Con số này trên thực tế có khả năng lớn hơn đối với một số nước, ví dụ Chính phủ Indonesia tiêu tốn 50% giá trị GDP hay hơn 30% tại Thái Lan hoặc nhỏ hơn như Malaysia, khoảng 5%.
- Cũng có ý kiến cho rằng, nên học hỏi kinh nghiệm mua bán nợ xấu của Trung Quốc, vì nước này có vẻ thực hiện thành công?
- Thực ra, chưa ai biết vấn đề nợ xấu của Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào. Vì Trung Quốc hiện nay vẫn tồn tại nợ xấu của các chính quyền địa phương, do bản thân các chính quyền địa phương vay rất nhiều, dùng khoản tiền đó để đầu tư vào các dự án trung - dài hạn, mà khoản vay lại là ngắn hạn. Đến lúc chính quyền địa phương không trả được nợ, thì tình hình nợ xấu của các ngân hàng tại Trung Quốc cũng sẽ khó kiểm soát.
- Như vậy, việc AMC mua lại nợ xấu ở Việt Nam sẽ rất khó thực hiện?
- Việc thực hiện thành công đòi hỏi các điều kiện nêu ở trên. Khi các điều kiện chưa thỏa mãn, các ngân hàng có thể chọn cách bán trực tiếp cho một người, chứ không rao bán trên thị trường.
Điều mà chúng ta kỳ vọng là sau khi hợp nhất, sáp nhập, người ta sẽ phải lành mạnh hóa sổ sách, giải quyết tất cả những gì còn tồn đọng. Tôi cho rằng, việc lập ra một tổ chức để mua lại nợ xấu là một sự lựa chọn, nhưng ở Việt Nam, nhiều khả năng là khó làm trong thời điểm hiện nay.
- Vậy ông đánh giá thế nào về các giải pháp hiện nay của NHNN trong việc xử lý các ngân hàng yếu kém?
- Về chính sách, việc NHNN áp trần tăng trưởng tín dụng là điều rất tốt trong việc lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Thay vì tăng trưởng tín dụng trước đây ở mức cao, giờ chỉ còn 17% hoặc thấp hơn. Do đó, các ngân hàng phải lựa khách hàng tốt nhất để cho vay, không phải tăng về lượng, mà phải tăng về chất. Bản thân việc này sẽ giúp nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng.
Bên cạnh đó, cần xem xét lại các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Theo Quyết định 493, các ngân hàng được quyền chọn việc xác định nợ xấu trên cơ sở định tính hoặc định lượng. Chính vì vậy, đến nay, rất ít ngân hàng lựa chọn phân loại nợ theo phương pháp định tính mà đa phần chọn phương pháp định lượng.
Tất nhiên, khi nâng chuẩn, những ngân hàng không đạt chuẩn sẽ phải sáp nhập. NHNN đã có hướng mở cho việc sáp nhập, hợp nhất. Đó cũng là một sự lựa chọn. Nếu bản thân ngân hàng chưa đủ sức, thì nên kết hợp với một ngân hàng mạnh hơn để tồn tại, chứ cứ cố chống chọi thì chưa chắc đã giữ lại được giá trị của bản thân trên thị trường.
Tuy nhiên, theo tôi, nên “mở” hơn cho các thành phần kinh tế tư nhân và ngân hàng nước ngoài tham gia, chỉ có như vậy mới đẩy nhanh được tiến trình này. Ví dụ, ở nước ngoài, khi các ngân hàng nước ngoài tham gia mua lại một ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu…, các ngân hàng nước ngoài được mua tới 90%, thậm chí 100% cổ phần của ngân hàng yếu kém đó. Ở Việt Nam, theo quy định, sở hữu tối đa của một định chế tài chính nước ngoài tại các ngân hàng trong nước chỉ là 20%, rất khó để họ tham gia thay đổi và nâng cấp tổ chức tín dụng yếu kém.
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012
Habubank chú trọng phát triển công nghệ mới
Xác định công nghệ là một yếu tố ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến an toàn và phát triển của ngân hàng. Habubank không còn nợ xấu là một trong những ngân hàng đầu tiên đi tiên phọng trong việc thực hiện quản lý dữ liệu tập trung và nối mạng online toàn hệ thống (từ 2011). Hiện nay, Habubank đã hoàn thành việc triển khai hệ thống phần mềm quản trị FLEXCUBE, do IFLEX cung cấp. Đây là một giải pháp có hệ thống mạng diện rộng, trực tuyến, có tính an toàn và năng lực tích hợp cao, xử lý các giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu quan hệ và tập trung, cho phép ngân hàng thiết kế được nhiều sản phẩm hơn và tạo ra nhiều tiện ích hơn để phục vụ khách hàng. Tất cả chi nhánh và phòng giao dịch đều được nối mạng với toàn hệ thống và khách hàng có thể gửi tiền nhiều nơi, rút tiền nhiều nơi. Hệ thống này cho phép Hội sở có thể kiểm tra, kiểm soát hoạt động của từng nhân viên giao dịch, tra soát số liệu của hệ thống một cách tức thời phục vụ công tác quản lý rủi ro.
+ Tự động hoá các hoạt động của ngân hàng
+ Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là triển khai các dịch vụ ngân hàng tự động (phát hành thẻ, sms banking, mobile banking…), với mong muốn mang them ngày càng nhiều các tiện ích cho khách hàng một cách an toàn nhất.
+ Nâng cao khả năng hổ trợ và kiểm soát
+ Nâng cao khả năng quản trị điều hành hoạt động của ngân hàng
Habubank đã thực hiện tin học hoá công tác quản trị văn thư, quản trị tài sản, quản lý nhân sự, cổ đông, quản lý các chương trình chăm sóc khách hàng thường xuyên, chương trình khuyến mãi…
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012
Habubank và SHB bắt tay cùng phát triển
Trong hơn 1 tháng qua trên thị trường luôn trong tình trạng hoang man về
khả năng Habubank và SHB về cùng một nhà. Nhưng sau nhiều bàn bạc, cân
nhắc thì cuối cùng các cổ đông Habubank cũng đưa ra quyết định tán thành
phương án sáp nhập giữa Habubank và SHB để giải quyết vấn đề xoá hết Habubank nợ xấu .
Sau khi thủ tục sáp nhập giữa hai ngân hàng Habubank và SHB hoàn tất thì ngân hàng mới sẽ có tên là NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) có vốn điều lệ lên tới gần 9.000 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng với hơn 500.000 khách hàng và 5.000 nhân viên...
Cũng theo dự thảo sáp nhập, các chủ sở hữu cổ phần của Habubank sau khi sáp nhập vào SHB sẽ được hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ 1 cổ phần HBB bằng 0,75 cổ phần SHB. Tổng số cổ phần mà cổ đông HBB nhận khi hoán đổi sẽ được làm tròn theo nguyên tắc làm tròn xuống số nguyên gần nhất.
Nếu thương vụ giữa SHB và Habubank thành công thì đây sẽ là thương vụ hợp nhất ngân hàng thứ 2 sau vụ hợp nhất giữa ba Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) hồi tháng 12/2011.
Sau khi thủ tục sáp nhập giữa hai ngân hàng Habubank và SHB hoàn tất thì ngân hàng mới sẽ có tên là NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) có vốn điều lệ lên tới gần 9.000 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng với hơn 500.000 khách hàng và 5.000 nhân viên...
Cũng theo dự thảo sáp nhập, các chủ sở hữu cổ phần của Habubank sau khi sáp nhập vào SHB sẽ được hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ 1 cổ phần HBB bằng 0,75 cổ phần SHB. Tổng số cổ phần mà cổ đông HBB nhận khi hoán đổi sẽ được làm tròn theo nguyên tắc làm tròn xuống số nguyên gần nhất.
Nếu thương vụ giữa SHB và Habubank thành công thì đây sẽ là thương vụ hợp nhất ngân hàng thứ 2 sau vụ hợp nhất giữa ba Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) hồi tháng 12/2011.
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012
Habubank và những lợi ích sau khi hết nợ xấu
Habubank - Dự thảo đề án đưa ra nhận định rằng, xu thế sáp nhập với các tổ chức tín dụng khác nhằm mở rộng quy mô và danh tiếng của ngân hàng trên thị trường đang được đẩy mạnh nhanh chóng và được sự ủng hộ của Ngân hàng Nhà nước; việc sáp nhập cũng tạo cơ hội tốt cho ngân hàng thực hiện quá trình tái cơ cấu một cách toàn diện nhằm tạo ra một diện mạo mới cho ngân hàng sẵn sàng để phát triển sau giai đoạn kinh tế khủng hoảng.
Habubank hiện đã có hệ thống quy trình quy chế hoạt động tương đối hoàn thiện và có đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn; có hệ thống gọn nhẹ - linh hoạt, đặc biệt có sự đoàn kết và nhất trí cao về chiến lược tái cấu trúc từ Hội đồng Quản trị, Ban điều hành đến toàn thể cán bộ công nhân viên.
Theo dự thảo đề án, với các yếu tố khách quan và sự cần thiết, “việc sáp nhập sẽ mang lại những lợi ích to lớn với bản thân Habubank nói riêng và hai ngân hàng sáp nhập nói chung”.
Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; đặc biệt Habubank không còn nợ xấu, hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.
Ngoài ra còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng SMEs hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân…
Habubank hiện đã có hệ thống quy trình quy chế hoạt động tương đối hoàn thiện và có đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn; có hệ thống gọn nhẹ - linh hoạt, đặc biệt có sự đoàn kết và nhất trí cao về chiến lược tái cấu trúc từ Hội đồng Quản trị, Ban điều hành đến toàn thể cán bộ công nhân viên.
Theo dự thảo đề án, với các yếu tố khách quan và sự cần thiết, “việc sáp nhập sẽ mang lại những lợi ích to lớn với bản thân Habubank nói riêng và hai ngân hàng sáp nhập nói chung”.
Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; đặc biệt Habubank không còn nợ xấu, hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.
Ngoài ra còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng SMEs hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân…
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012
Nợ xấu của các ngân hàng sẽ gia tăng
Habubank - Để bảo đảm thanh khoản cũng như quy định tăng trưởng tín dụng phi sản xuất đạt 20% dư nợ cho vay, một mặt các ngân hàng triệt để “thắt” các khoản vay phi sản xuất, mặt khác khẩn trương thu hồi vốn. Từ đây, nợ xấu dần lộ diện. Theo nhiều ngân hàng, không ít doanh nghiệp có các khoản nợ thuộc diện “khó đòi” từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng.
Nợ khó đòi
Không công bố một cách chính thức, song không ít lãnh đạo ngân hàng đều tỏ ra e ngại về các khoản nợ khó đòi. Giám đốc chi nhánh một ngân hàng thương mại cổ phần trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP HCM, cho biết, không chỉ các khoản nợ mới phát sinh, ngay cả nhiều món nợ từ các năm trước, ngân hàng này vẫn chưa thu xong.
Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo ngân hàng cho rằng, nợ xấu phát sinh không xuất phát từ thái độ dây dưa, chây ỳ của khách hàng mà là do hoạt động kinh doanh khó khăn, khiến khách vay khó có khả năng trả nợ. Đặc biệt, với những khách hàng thân thiết, có quan hệ giao dịch hai chiều lâu dài, có khoản vay lớn thì ngân hàng quả thật rất khó xử.
Theo tiết lộ của giới chuyên gia tài chính, đến thời điểm này, nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lên đến 2 – 2,5% tổng dư nợ. Mặc dù gần đây, các ngân hàng ráo riết siết chặt tín dụng và thu hồi vốn bằng nhiều biện pháp, song nhiều ý kiến vẫn e ngại nợ xấu sẽ gia tăng vào cuối năm. Theo tính toán, tổng mức nợ xấu của các ngân hàng hiện không dưới 100.000 tỷ đồng.
Nguy cơ nợ xấu sẽ trở nên rõ ràng hơn vào cuối quý 2, đầu quý 3, khi những nỗ lực để trả lãi vay đã làm kiệt sức các doanh nghiệp. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu cũng đè nặng lên các ngân hàng dưới tác động kép của bức tranh không mấy sáng sủa của nền kinh tế từ nay đến hết năm.
Mạnh được, yếu chết
Nợ xấu hiện phân bố không đều ở các ngân hàng. Và điều này phản ánh năng lực hoạt động của ngân hàng trong việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ cho vay và kiểm soát nguồn vốn vay, cũng như hỗ trợ khách hàng. Bởi trong nhiều trường hợp, khi xét duyệt hồ sơ cho vay, các dấu hiệu xấu chưa xuất hiện, chỉ đến tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 6 mới bắt đầu lộ diện. Lúc này, cần thiết phải có sự theo dõi, kiểm soát và hỗ trợ lập tức của ngân hàng cho vay. Muốn vậy, các ngân hàng phải có hệ thống phòng thủ, tức quỹ dự phòng khá chu đáo. Nếu không tuân thủ điều này, thì ngân hàng phải nhận lấy hậu quả. Điều đó là hoàn toàn sòng phẳng trong kinh doanh.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, ĐH Ngân hàng TP HCM, nhận định, hiện nợ xấu của các ngân hàng vẫn đang trong tầm kiểm soát (hơn 2,7% GDP). Theo thông lệ, khi tỷ lệ này tăng quá 5% GDP thì sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. Tuy nhiên, với mức lãi suất cho vay lên đến 27 – 28% tại nhiều ngân hàng như hiện nay, sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh cũng như trả nợ ngân hàng. Và áp lực đó sẽ dồn về cuối năm. Mặt khác, cho đến nay, tình hình các nền kinh tế lớn chi phối thế giới vẫn bộc lộ nhiều tín hiệu xấu. Do vậy, rất khó để các doanh nghiệp Việt Nam lội ngược dòng, tạo cú đột phá ngoạn mục nào trong kinh doanh để có doanh thu tốt và xoay sở trả nợ. Nợ xấu đe dọa hoạt động ngân hàng là tất yếu.
Tuy nhiên, ông Dương lại không bi quan về vấn đề này, mà cho rằng, bản chất của nền kinh tế giai đoạn này rất khó khăn, cả người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngân hàng cũng không ngoại lệ. Nếu như người dân phải bươn chải với gánh nặng cuộc sống khi giá tiêu dùng leo thang, doanh nghiệp phải chật vật cố sức trụ lại thì phía ngân hàng cũng phải chấp nhận tình thế khó khăn chung. Đây là lúc thanh lọc các doanh nghiệp yếu và ngân hàng cũng cần như vậy.
baomoi.com
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012
Mùa ĐHCĐ ngành ngân hàng
Habubank - Mùa ĐHCĐ ngành ngân hàng năm nay đang diễn ra khá sôi động, với nhiều điểm nóng như hợp nhất, sáp nhập, thâu tóm, lợi nhuận… và cả sự biến động mạnh về nhân sự cấp cao ở nhiều ngân hàng.
Sau các thương vụ mua bán, hợp nhất, sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam diễn ra từ năm 2011 đến nay, nhân sự cấp cao của nhiều nhà băng bắt đầu thay đổi. Đặc biệt là ở những ngân hàng bắt đầu đổi chủ trong năm 2012 này.
Ngày 26/4, ĐHCĐ thường niên năm 2012 của TienPhong Bank đã thông qua các phương án hoạt động trong năm 2012. HĐQT Ngân hàng đã nhất trí 100% bầu ông Đỗ Minh Phú làm Chủ tịch HĐQT. Ông Phú hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI (cổ đông chiến lược TienPhong Bank), với tỷ lệ sở hữu vốn đến 20%. Ông Đỗ Anh Tú, Tổng giám đốc Diana, em trai ông Phú cũng được bầu làm ủy viên HĐQT TienPhong Bank. TienPhong Bank cũng vừa bổ nhiệm thêm một phó tổng giám đốc người Nhật Bản là Megumu Motohisha, tham gia hỗ trợ việc tái cấu trúc, phụ trách phát triển ngân hàng điện tử và tài chính vi mô, lĩnh vực kinh doanh mới của TienPhong Bank.
TienPhong Bank đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 4.500 - 4.800 tỷ đồng ngay trong năm 2012 và trong đại hội năm nay, cổ đông Ngân hàng đã biểu quyết thông qua chiến lược tái cơ cấu toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú.
Tại ĐHCĐ Southern Bank diễn ra trong ngày 24/4 vừa qua, ông Trầm Bê đã xin từ nhiệm chức vụ Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng. Nhưng thay vào đó là ông Trầm Trọng Ngân, con trai ông Trầm Bê đã chính thức tham gia HĐQT của ngân hàng này. Việc lui về sân sau, chỉ tham gia Hội đồng sáng lập Southern Bank, còn được ông Bê lý giải là để chuẩn bị nhận công tác ở nơi khác.
Mới đây, Sacombank bổ nhiệm ông Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Southern Bank) vào vị trí Phó tổng giám đốc Sacombank. Đồng thời, Sacombank gửi thông báo xin ý kiến cổ đông về việc bầu bổ sung thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2011-2015. Theo công văn gửi cổ đông, với lý do riêng, sau ĐHCĐ năm 2012 diễn ra vào ngày 26/5 tới, sẽ có một số thành viên HĐQT Sacombank đương nhiệm xin từ nhiệm nên số thành viên HĐQT còn lại không đảm bảo đủ số lượng theo quy định. Vì thế, Sacombank xin ý kiến cổ đông bầu bổ sung thêm 8 thành viên HĐQT và 1 thành viên BKS nhiệm kỳ 2011 - 2015. Nếu được thông qua, HĐQT Sacombank sau khi bầu bổ sung bao gồm tối đa 10 thành viên và BKS là 4 thành viên.
Trước đó, tại ĐHCĐ của DongA Bank, nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm đã trúng cử vị trí thành viên HĐQT độc lập DongA Bank. Phó chủ tịch HĐQT DongA Bank, bà Vũ Thị Vang cho biết, căn cứ theo Nghị định 59 của Chính phủ, HĐQT phải có tối thiểu 3 thành viên và không quá 11 thành viên, trong đó có tối thiểu 2 thành viên độc lập. Tuy nhiên, trước khi ĐHCĐ diễn ra vào ngày 30/3, HĐQT DongA Bank chỉ có một thành viên hội đồng quản trị độc lập, khuyết 1 thành viên. Do đó, Hội đồng quản trị đã giới thiệu ông Kiêm tham gia ứng cử.
Không chỉ với những nhà băng đã thông qua ĐHCĐ về biến động nhân sự cấp cao trong năm nay, mà ngay với những ngân hàng chưa tiến hành đại hội cũng đang lên kế hoạch để giới thiệu nhân sự mới với các cổ đông.
Chẳng hạn với OCB, theo một nguồn tin đáng tin cậy, sau kỳ ĐHCĐ được tổ chức vào ngày 12/5 tới, sẽ có sự thay đổi của vị trí tổng giám đốc. Theo đó, ông Nguyễn Đình Tùng sẽ chính thức trở thành CEO của OCB, thay ông Trịnh Văn Tuấn hiện nay. Ông Tùng từng giữ chức Phó tổng giám đốc VIB, Phó tổng giám đốc Maritime Bank, đồng thời là Phó chủ tịch HĐQT của MeKong Bank.
Có thể nói, chưa bao giờ nhân sự cấp cao ngành ngân hàng lại biến động mạnh như mùa ĐHCĐ năm nay bởi làn sóng hợp nhất, sáp nhập, thâu tóm đang diễn ra khá sôi động. Nổi cộm nhất là vụ Eximbank đại diện cho nhóm cổ đông lớn thâu tóm Sacombank; SHB mua lại toàn bộ của Habubank; 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBank, Ficombank đã tiến hành hợp nhất… Thị trường hứa hẹn sẽ còn nhiều thương vụ M&A khác trong lĩnh vực tài chính sẽ diễn ra ở tương lai gần vì đây được xem là quy luật phát triển tất yếu. Các ngân hàng HDBank, OCB, DongA Bank đang chủ động tìm kiếm đối tác phù hợp để hợp tác, hợp nhất phát triển.
Sau các thương vụ mua bán, hợp nhất, sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam diễn ra từ năm 2011 đến nay, nhân sự cấp cao của nhiều nhà băng bắt đầu thay đổi. Đặc biệt là ở những ngân hàng bắt đầu đổi chủ trong năm 2012 này.
Ngày 26/4, ĐHCĐ thường niên năm 2012 của TienPhong Bank đã thông qua các phương án hoạt động trong năm 2012. HĐQT Ngân hàng đã nhất trí 100% bầu ông Đỗ Minh Phú làm Chủ tịch HĐQT. Ông Phú hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI (cổ đông chiến lược TienPhong Bank), với tỷ lệ sở hữu vốn đến 20%. Ông Đỗ Anh Tú, Tổng giám đốc Diana, em trai ông Phú cũng được bầu làm ủy viên HĐQT TienPhong Bank. TienPhong Bank cũng vừa bổ nhiệm thêm một phó tổng giám đốc người Nhật Bản là Megumu Motohisha, tham gia hỗ trợ việc tái cấu trúc, phụ trách phát triển ngân hàng điện tử và tài chính vi mô, lĩnh vực kinh doanh mới của TienPhong Bank.
Tại ĐHCĐ Southern Bank diễn ra trong ngày 24/4 vừa qua, ông Trầm Bê đã xin từ nhiệm chức vụ Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng. Nhưng thay vào đó là ông Trầm Trọng Ngân, con trai ông Trầm Bê đã chính thức tham gia HĐQT của ngân hàng này. Việc lui về sân sau, chỉ tham gia Hội đồng sáng lập Southern Bank, còn được ông Bê lý giải là để chuẩn bị nhận công tác ở nơi khác.
Mới đây, Sacombank bổ nhiệm ông Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Southern Bank) vào vị trí Phó tổng giám đốc Sacombank. Đồng thời, Sacombank gửi thông báo xin ý kiến cổ đông về việc bầu bổ sung thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2011-2015. Theo công văn gửi cổ đông, với lý do riêng, sau ĐHCĐ năm 2012 diễn ra vào ngày 26/5 tới, sẽ có một số thành viên HĐQT Sacombank đương nhiệm xin từ nhiệm nên số thành viên HĐQT còn lại không đảm bảo đủ số lượng theo quy định. Vì thế, Sacombank xin ý kiến cổ đông bầu bổ sung thêm 8 thành viên HĐQT và 1 thành viên BKS nhiệm kỳ 2011 - 2015. Nếu được thông qua, HĐQT Sacombank sau khi bầu bổ sung bao gồm tối đa 10 thành viên và BKS là 4 thành viên.
Trước đó, tại ĐHCĐ của DongA Bank, nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm đã trúng cử vị trí thành viên HĐQT độc lập DongA Bank. Phó chủ tịch HĐQT DongA Bank, bà Vũ Thị Vang cho biết, căn cứ theo Nghị định 59 của Chính phủ, HĐQT phải có tối thiểu 3 thành viên và không quá 11 thành viên, trong đó có tối thiểu 2 thành viên độc lập. Tuy nhiên, trước khi ĐHCĐ diễn ra vào ngày 30/3, HĐQT DongA Bank chỉ có một thành viên hội đồng quản trị độc lập, khuyết 1 thành viên. Do đó, Hội đồng quản trị đã giới thiệu ông Kiêm tham gia ứng cử.
Không chỉ với những nhà băng đã thông qua ĐHCĐ về biến động nhân sự cấp cao trong năm nay, mà ngay với những ngân hàng chưa tiến hành đại hội cũng đang lên kế hoạch để giới thiệu nhân sự mới với các cổ đông.
Chẳng hạn với OCB, theo một nguồn tin đáng tin cậy, sau kỳ ĐHCĐ được tổ chức vào ngày 12/5 tới, sẽ có sự thay đổi của vị trí tổng giám đốc. Theo đó, ông Nguyễn Đình Tùng sẽ chính thức trở thành CEO của OCB, thay ông Trịnh Văn Tuấn hiện nay. Ông Tùng từng giữ chức Phó tổng giám đốc VIB, Phó tổng giám đốc Maritime Bank, đồng thời là Phó chủ tịch HĐQT của MeKong Bank.
Nhãn:
bank,
ngành ngân hàng
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)